Ước mơ được tới trường tới lớp của những em nhỏ vùng cao hẻo lánh

Bác Hồ đã từng nói: “Non sông có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Hiểu được điều đó, Đảng và Nhà Nước ta đang ngày một quan tâm tới việc học của các em và đặc biệt là những em nhỏ vùng cao.

uoc-mo-duoc-di-hoc-cua-nhung-em-nho-vung-cao

​Ước mơ đi học của những em nhỏ vùng cao

Các em nhỏ đã được bác ví như những mầm non tương lai tươi sáng của nước nhà, đất nước phát triển, vững mạnh đều có công sức không nhỏ của các em. Đảng và Nhà Nước ta đang ngày một quan tâm hơn đến những mầm non của đất nước, tạo mọi điều kiện giúp các em phát triển tốt nhất về mọi mặt để phát triển thể chất và tinh thần một cách toàn diện nhất.

Hãy chung tay vì trẻ em tương lai

Nhưng ở đâu đó trên dải đất hình chữ S này, hay trên các bản làng vùng cao đâu đó vẫn còn nhiều trẻ em phải chịu những thiệt thòi vì sống trong điều kiện thiếu thốn trăm bề, thậm chí có một số em nhỏ phải nhọc nhằn mưu sinh cùng gia đình. Nhìn những đứa trẻ còn rất là nhỏ tuổi với thân hình gầy gò thiếu dinh dưỡng đã phải lên nương lên rẫy phụ giúp gia đình, trông em hay quán xuyến việc gia đình, và còn rất nhiều những công việc khác đổ dồn lên những đôi vai nhỏ bé của các em.

Đó cũng là những hình ảnh không khó để bắt gặp khi đến bất kỳ một bản làng vùng cao nào. Với những công việc dồn nén trên đôi vai bé nhỏ khiến con đường đến trường với những đứa bé vùng cao càng trở nên xa vời hơn.

niem-vui-moi-ngay-khi-duoc-den-truong-cua-cac-em

Niềm vui mỗi ngày được đến trường của các em nhỏ vùng cao

Vào mỗi buổi sáng khi đến trường các em thường xuyên phải nhịn đói đến lớp, buổi chiều phụ giúp bố mẹ làm nương rẫy, cuộc sống của các em không có nhiều những niềm vui, hội hè như trẻ em miền xuôi.

Dù có khó khăn vẫn cố gắng vượt khó và nghị lực

Dù cuộc sống khó khăn là thế, nhưng đôi mắt trong veo, nụ cười tươi rạng rỡ trên gương mặt lại vừa mang vẻ trưởng thành trong lam lũ. Dù cuộc sống của các em bé vùng dân tộc thiểu số ở vùng sa với nhiều những khó khăn và thiếu thốn, nhưng sự khó khăn đó không thể nào làm cản trở ước cháy bỏng mong muốn được đến trường của các em để có một cuộc sống và một tương lai tốt hơn.

Đối với các em, một bữa cơm với thịt cá đầy đủ, những bộ áo ấm, những đôi dép cũng là một giấc mơ xa xỉ mà các em chưa bao giờ nghĩ đến. Chính hoàn cảnh khó khăn đó càng cho các em trở nên nỗ lực hơn, nghị lực hơn, kiên cường hơn trong cuộc sống.

Dù cuộc sống ra sao các em vẫn luôn tươi cười cố gắng học tập

Dù cuộc sống ra sao các em vẫn luôn tươi cười cố gắng học tập

Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã có nhiều sự quan tâm hơn đối với những em nhỏ vùng cao, cùng với đó là sự cố gắng của các thầy cô cùng học sinh vượt qua những khó khăn về cơ sở vật chất, cùng với những thầy cô tâm huyết với nghề. Các em học sinh vùng cao, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn, tình trạng học sinh đi học xa nhà rất phổ biến, các em phải đi bộ 5-7 cây số từ nhà tới trường, vượt qua những cung đường đèo dốc khi ngày mưa đến con đường trơn trượt hơn, đây cũng là một trong những do khiến số học sinh đến lớp đã giảm đáng kể.

Với sự yêu nghề, thương học sinh nhiều giáo viên còn đi tới các bản làng xa xôi hẻo lánh để vận động học sinh tới lớp mà tập trung vào việc truyền đạt kiến thức nâng cao chất lượng dạy học. Sự vận động của thầy cô đã tác động không nhỏ tới nhận thức của bộ phận nhân dân giúp họ nhận rõ sự cần thiết của việc học và động viên con em mình tới lớp.

Việc dạy và truyền đạt kiến thức tới các em nhỏ, và sự cố gắng cho các em được đến trường là một trong những mục tiêu lớn của nhà nước giúp các nước giúp các em hiểu được tầm quan trọng của việc đi học.


♦ Đọc các bài viết về lĩnh vực khác: Đến bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *