Theo luật thì nếu vợ chồng li dị thì tài sản chia như thế nào?

Trong bất kỳ cuộc hôn nhân nào thì mâu thuẫn giữa vợ chồng luôn luôn xảy ra với các cặp vợ chồng. Tùy vào mức độ của mâu thuẫn đó mà hai người sẽ có các cách giải quyết khác nhau. Nhưng khi mâu thuẫn quá lớn và cả hai không ai tìm được tiếng nói chung trong câu chuyện thì ly hôn luôn là giải pháp để giải quyết tất cả những rắc rối trên.

tranh chấp tài sản sau khi ly hôn

Tranh chấp tài sản sau hôn nhân

Và câu chuyện ly hôn sẽ không bao giờ có hồi kết giữa hai người khi việc tranh chấp tài sản và quyền nuôi dưỡng con cái cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi và vướng mắc. Để không vấp phải những vướng mắc hay tranh cãi thì mỗi chúng ta nên tìm hiểu qua pháp luật những vấn đề về quyền nuôi con và các cách phân chia tải sản.

Phân biệt tài sản chung và tài sản riêng

Điều 33,43 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định chung về việc xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ và chồng như sau:

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

Theo quy định tại điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

tránh chấp quyền nuôi con sau khi ly hôn

Tranh chấp quyền nuôi con sau hôn nhân

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Trên đây là những điều luật bạn cần lưu ý trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, việc tìm hiểu và nắm rõ luật giúp bạn dễ dàng giải quyết các vấn đề pháp lý trong ly hôn.


⭐️ Cập nhập một số thông tin khác: Tại Đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *