Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp nhưng chưa hiểu rõ hết các vấn đề pháp luật cũng như các thủ tục cần thiết để làm giấy tờ đăng ký doanh nghiệp. Trên đây là một số điều luật cần thiết trong quá trình xây dựng doanh nghiệp, cũng như cá thủ tục cần thiết.
Luật doanh nghiệp
Căn cứ theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014. Luật doanh nghiệp được ban hành với 213 điều luật hiện hành và đã được thay đổi một số điều luật trong đó để phù hợp với người dân trong việc đăng ký và làm thủ tục thành lập doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân, nhóm công ty,…v.v
Những quy định pháp lý trong luật doanh nghiệp năm 2014
Trong chương II: Thành lập doanh nghiệp của bộ luật doanh nghiệp được ban hành năm 2014 có 28 điều luật cần được chú ý:
Điều 18. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
Điều 19. Hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp
Điều 20. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân
Điều 21. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh
Điều 22. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn
Điều 23. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty cổ phần
Điều 24. Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Điều 25. Điều lệ công ty
Điều 26. Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần
Điều 27. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Điều 28. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Điều 29. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Điều 30. Mã số doanh nghiệp
Điều 31. Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Điều 32. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Điều 33. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Điều 34. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp
Điều 35. Tài sản góp vốn
Điều 36. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
Điều 37. Định giá tài sản góp vốn
Điều 38. Tên doanh nghiệp
Điều 39. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
Điều 40. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp
Điều 41. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
Điều 42. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
Điều 43. Trụ sở chính của doanh nghiệp
Điều 44. Con dấu của doanh nghiệp
Điều 45. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
Điều 46. Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp
Thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp được quy định cụ thể cho từng loại doanh nghiệp khác nhau, Ví dụ trong điều 23 tại chương II bộ luật doanh nghiệp là hồ sơ đăng ký công ty cổ phần, hay điều thứ 21 tại chương II bộ luật doanh nghiệp là hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh. Do đó, khi thành lập công ty với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào thì phải chuẩn bị hồ sơ với các giấy tờ pháp luật quy định với loại hình doanh nghiệp đó. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải nắm rõ các thủ tục trong các điều luật đăng ký thành lập doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp đăng ký và làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp cần nắm rõ điều luật thứ 27 tại chương II trong luật doanh nghiệp được ban hành năm 2014.
Điều 27. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp
1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc Người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại luật này cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
3. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, sự phối hợp liên thông giữa các cơ quan trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký lao động, bảo hiểm xã hội và đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
✅ Tham khảo thông tin khác: < Xem Thêm >
Vậy mình theo hướng dẫn làm tại sở công thương luôn hay là nên thuê dịch vụ. Vì sợ mình làm hồ sơ không được
theo mình thì nên thuê dịch vụ vì nến bạn muốn nhanh. Vì dịch vụ họ nắm rõ và có thể tư vấn chứ bạn tự làm thì vấn đề đăng ký và thuế má rất phức tạp.